YÊU CẦU VỢ HOẶC CHỒNG HỖ TRỢ VỀ KHÓ KHĂN TÀI CHÍNH KHI LY HÔN (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

17/03/2023 - 745 lượt xem

Trên thực tế, sau ly hôn vợ hoặc chồng sẽ xảy ra nhiều vấn đề về tài chính là điều không tránh khỏi. Bên cạnh việc cấp dưỡng cho con cái sau ly hôn, pháp luật còn đặt ra nghĩa vụ cấp dưỡng cho vợ chồng khi ly hôn. Đó là hỗ trợ hay còn được gọi là cấp dưỡng về tài chính khó khăn sau ly hôn…

Để trả lời cho câu hỏi như cấp dưỡng là gì? Ai sẽ là người cấp dưỡng? Cấp dưỡng bao nhiêu? Với bài viết này chúng tôi sẽ nói về quyền yêu cầu cấp dưỡng của vợ và chồng sau khi ly hôn.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về vấn đề này.

- Cơ sở pháp lý:

+ Luật hôn nhân và gia đình 2014

- Nội dung:

1. Cấp dưỡng là gì?

Căn cứ theo khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Cấp dưỡng có tính tương hỗ (tính qua lại), tính không hoàn lại.

2. Sau khi ly hôn thì vợ hoặc chồng có được yêu cầu cấp dưỡng khi gặp khó khăn không?

Tại Điều 107 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Theo quy định của pháp luật dân sự thì nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc trường hợp không được bù trừ nghĩa vụ.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn là nghĩa vụ được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Khi ly hôn mà vợ hoặc chồng có những khó khăn trong cuộc sống (ốm đau không thể làm việc để tạo ra thu nhập) thì có quyền yêu cầu vợ hoặc chồng cấp dưỡng theo khả năng.

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con giải quyết thế nào? Giải quyết  trường hợp không thực hiện cấp dưỡng thế nào?

Theo Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:

“Điều 115.  Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, khi ly hôn nếu vợ hoặc chồng gặp khó khăn, túng thiếu mà có lý do chính đáng thì vẫn có thể yêu cầu người còn lại thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Người phải cấp dưỡng sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Mức cấp dưỡng tự thoả thuận tuỳ thuộc vào thu nhập khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trường hợp nếu không thể thoả thuận có thể yêu cầu Toà án giải quyết.

Và theo khoản 2 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự thì người vợ hoặc chồng đang thực sự khó khăn khi đang khởi kiện ra Tòa đối với vụ án ly hôn, có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là: “Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng”.

- Lý do chính đáng để được cấp dưỡng: ốm đau, bệnh tật, tai nạn, không có khả năng làm việc,…

- Lý do không chính đáng: lười biếng, ỷ lại phụ thuộc vào đối phương, nghiện ngập, không chịu làm việc,…

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định trường hợp Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt tại Điều 118 Luật hôn nhân gia đình 2014: Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn.

Trường hợp khác như:

- Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế không còn khả năng hỗ trợ.

- Người được cấp dưỡng không còn rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu và có thể làm việc trở lại thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt.

Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng yêu cầu Tòa án thay đổi nghĩa vụ cấp dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của đôi bên.

Nếu bạn đang chuẩn bị cho một cuộc ly hôn, bạn nên chuẩn bị tài chính cho riêng mình để đảm bảo bạn sẽ không gặp khủng hoảng tài chính sau ly hôn. Có rất nhiều điều khó tránh khỏi sau khi ly hôn. Đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “YÊU CẦU VỢ HOẶC CHỒNG HỖ TRỢ VỀ KHÓ KHĂN TÀI CHÍNH KHI LY HÔN”. Nếu bạn còn có thắc mắc về ly hôn hoặc cần sự giúp đỡ từ Luật sư xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 09 6161 4040 – 09 4517 4040

Khánh Nhi
Theo HT Legal VN