TÀI SẢN NÀO KHÔNG ĐƯỢC KÊ BIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH, TP. HỒ CHÍ MINH)

15/02/2021 - 1480 lượt xem

Hoạt động thi hành án dân sự là một trong những hoạt động thực thi pháp luật quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của Người được thi hành án và buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ đúng với quyền, nghĩa vụ của họ được Bản án/Quyết định đã tuyên và đúng với quy định pháp luật.

Tuy nhiên, quá trình Công ty Luật TNHH HT Legal VN tham gia giải quyết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, chúng tôi nhận thấy nhiều khách hàng vẫn chưa có kiến thức đầy đủ về giai đoạn thi hành án dân sự, đặc biệt hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình để tự bảo vệ hoặc có phương án xử lý phù hợp luật định. Chưa kể đến là khi họ có hiểu biết về pháp luật thì sẽ thực thi quyền giám sát quá trình làm việc của Chấp hành viên và Cơ quan thi hành án được tốt hơn.

Một trong những vấn đề mà Qúy khách hàng cần đặt biệt lưu ý đó là không phải tài sản nào cũng bị kê biên để thi hành án. Căn cứ Luật thi hành án dân sự 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự 2014, Quý khách hàng cần biết các tài sản sau đây không được phép kê biên ( Điều 87 Luật thi hành án dân sự) như sau:

1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;

b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;

d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;

e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Thực tế vẫn diễn ra các hành vi cố ý làm trái quy định pháp luật hoặc lách luật để phát mại tài sản của người phải thi hành án vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Đặc biệt pháp luật thi hành án chưa có quy định thực sự cụ thể, chi tiết nên cách nghỉ, cách làm của Cơ quan nhà nước mỗi địa phương thực tế đôi khi còn khác nhau, một điều đơn giản khái niệm hay nội hàm của đồ dùng sinh hoạt hay công vụ lao động cần thiết hay đồ dùng thờ cúng … hiểu thế nào cho đúng cũng là cả một vấn đề khó khăn.

Thi hành án là hoạt động trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích của Quý khác hàng, do vậy việc trang bị kiến thức và hiểu biết, kỹ càng trong từng lời khai, từng văn bản và quyền yêu cầu Luật sư tư vấn từ ban đầu, đi cùng và sát sao trong suốt giai đoạn thi hành án từ bắt đầu cho đến khi kết thúc sẽ đảm bảo chắc chắn quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng.

Là một đơn vi tư vấn pháp luật chuyên biệt, Công ty Luật TNHH HT Legal VN tư vấn và bảo vệ Quý khách hàng tại giai đoạn thi hành án dân sự với kinh nghiệm và kiến thức pháp lý chuyên sâu nhất.

Chi tiết liên hệ chúng tôi:  09 6161 4040 - 09 4517 4040 - Email: info@htlegalvn.com

HT Legal VN