PHÂN BIỆT CÔNG TY LUẬT VÀ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

05/06/2023 - 677 lượt xem

Hiện nay, các các nhân, tổ chức ngày càng có nhu cầu nhiều hơn vào các dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, có rất nhiều người đang phân vân không biết nên chọn Công ty Luật hay văn phòng luật, cũng có nhiều người không phân biệt được hai đối tượng này

Hiện nay, các các nhân, tổ chức ngày càng có nhu cầu nhiều hơn vào các dịch vụ pháp lý. Tuy nhiên, có rất nhiều người đang phân vân không biết nên chọn Công ty Luật hay văn phòng luật, cũng có nhiều người không phân biệt được hai đối tượng này. Vậy trong bài viết này, hãy cùng Công ty Luật TNHH HT Legal VN đi phân biệt Công ty Luật và Văn phòng Luật sư như sau:

Cơ sở pháp lý:

- Luật Luật sư số 65/2006/QH11 (sửa đổi bổ sung năm 2012)(Sau đây gọi là Luật Luật sư);

- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ban hành ngày 17/06/2020;

- Nghị định 137/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2008 của Chính phủ quy định sửa đổi Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật luật sư.

Nội dung:

1. Hiểu về Công ty Luật

Căn cứ vào khoản 1, 2, 3 Điều 34 Luật Luật sư như sau:

“Điều 34. Công ty Luật

1. Công ty Luật bao gồm Công ty Luật hợp danh và Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của Công ty Luật phải là luật sư.

2. Công ty Luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty Luật hợp danh không có thành viên góp vốn.

3. Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.

Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.”

Thứ nhất, về loại hình hoạt động, Công ty Luật sẽ phải được hình thành dưới một trong hai hình thức sau: Công ty Luật hợp danh hoặc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn. Thông tin này sẽ được thể hiện rõ trên giấy phép hoạt động của Công ty.

Thứ hai, thành viên Công ty Luật thì tất cả phải là Luật sư, Công ty Luật TNHH MTV thì thành viên duy nhất đó đồng thời là chủ sở hữu công ty phải là Luật sư, còn trường hợp Công ty Luật TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty Luật hợp danh thì phải có số lượng tối thiểu hai thành viên là Luật sư sáng lập trở lên.

Thứ ba, Đối với Công ty Luật sẽ do Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động, theo đó Công ty Luật sẽ có số giấy đăng ký hoạt động bên cạnh mã số thuế được cấp riêng. Còn Công ty có tên riêng là “Luật ABC” thì do Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, theo đó có Mã số doanh nghiệp đồng thời là Mã số thuế.

2. Điểm giống nhau giữa Công ty Luật và Văn phòng Luật sư

Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 của Luật Luật sư quy định về Hình thức tổ chức hành nghề luật sư.

“1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

a) Văn phòng Luật sư;

b) Công ty Luật.”

Như vậy, Văn phòng Luật sư hay Công ty Luật đều là tổ chức hành nghề luật sư, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo Điều 39, 40 của Luật Luật sư 2012.

Mà nếu hai hình thức này đều là hình thức tổ chức hành nghề luật sư thì sẽ có những điều kiện chung để thành lập Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư. Dựa vào khoản 3, 4 Điều 32 Luật Luật sư quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư như sau:

“3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:

a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;

b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

4. Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư.

…..”

Theo căn cứ như trên, để thành lập được tổ chức hành nghề luật sư thì (1) luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề trong lĩnh vực luật có liên quan theo hợp đồng lao động, (2) Văn phòng hoặc Công ty Luật phải có trụ sở làm việc cụ thể, rõ ràng, (3) Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia 1 trong 2 tổ chức hành nghề trên. Đây là điều kiện chung để thành lập Công ty Luật hoặc Văn phòng Luật sư.

3. Điểm khác nhau giữa Công ty Luật và Văn phòng Luật sư

Dựa vào Luật Luật sư, có thể thực hiện phân biệt Công ty Luật và Văn phòng Luật sư theo các tiêu chí như sau:

Thứ nhất, đối với loại hình doanh nghiệp thì Công ty Luật sẽ phải được hình thành dưới một trong hai hình thức sau: Công ty Luật hợp danh hoặc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn (Khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư). Còn Văn phòng Luật sư sẽ được tổ chức và hoạt động dưới hình thức: Doanh nghiệp tư nhân (Khoản 1 Điều 34 Luật Luật sư).

Thứ hai, về thành viên sáng lập thì tất cả thành viên Công ty Luật đều phải là Luật sư. Đối với Công ty Luật TNHH một thành viên, thành viên duy nhất đó đồng thời là chủ sở hữu công ty phải là Luật sư. Trường hợp Công ty Luật TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty Luật hợp danh, phải có số lượng tối thiểu hai thành viên trở lên là Luật sư sáng lập (Khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư). Còn với Văn phòng Luật sư thì Luật sư thành lập Văn phòng Luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng (Khoản 2,3 Điều 34 Luật Luật sư).

Thứ ba, người đại diện theo pháp luật thì Công ty Luật hợp danh, Công ty Luật TNHH 2 thành viên trở lên sẽ do công ty thỏa thuận chọn Giám đốc. Trường hợp Công ty Luật TNHH 1 thành viên sẽ do Luật sư thành lập là Giám đốc công ty (Khoản 1 Điều 33 Luật Luật sư). Còn Văn phòng Luật sư thì Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng (Khoản 3,4 Điều 34 Luật Luật sư).

Thứ tư, xét về Trách nhiệm nghĩa vụ với đơn vị thì Công ty Luật hợp danh sẽ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty; khi tài sản của không đủ để thanh toán các khoản nợ, các thành viên hợp danh phải tiếp tục lấy tài sản của mình ra để thanh toán các khoản nợ của công ty (điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020). Trường hợp Công ty Luật TNHH sẽ do Thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp (Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020). Còn Văn phòng Luật sư thì Thành viên đứng ra thành lập Văn phòng Luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với Văn phòng Luật sư mà mình thành lập (Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020).

Thứ năm, cách đặt tên đơn vị thì Công ty Luật phải bao gồm cụm từ “Công ty Luật hợp danh” hoặc “Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn”, tên riêng thì sẽ do các thành viên thỏa thuận với nhau để đặt tên riêng Công ty Luật TNHH 1 thành viên, chủ sở hữu của công ty sẽ lựa chọn (Khoản 5 Điều 34 Luật Luật sư). Còn Văn phòng Luật sư phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Luật sư”, phần tên riêng sẽ do Luật sư thành lập lựa chọn (Khoản 2 Điều 33 Luật Luật sư).

Thông qua bài viết nay, HT Legal VN hy vọng quý bạn đọc đã có thêm được nhiều thông tin để có thể phân biệt được Công ty Luật và Văn phòng Luật sư.

Thông tin liên hệ chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com         Hotline: 09 6161 4040 - 09 0161 4040

Lộc Anh
Theo HT LEGAL VN

Cùng chuyên mục