CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ DI SẢN CỦA BỐ DƯỢNG, MẸ KẾ KHÔNG? (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM)

08/04/2024 - 106 lượt xem

Con riêng là thuật ngữ chỉ người con không được sinh ra trong một quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc cha mẹ đã tiến hành thủ tục ly hôn và một trong hai có quan hệ hôn nhân mới với người khác. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề thừa kế của con riêng đối với phần di sản thừa kế của bố dượng, mẹ kế để lại?

Hiện nay, vấn đề có con riêng không còn quá xa lạ trong xã hội. Con riêng là thuật ngữ chỉ đến người con không được sinh ra trong một quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc cha mẹ đã tiến hành thủ tục ly hôn và một trong hai có quan hệ hôn nhân mới với người khác. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề thừa kế của con riêng đối với phần di sản thừa kế của bố dượng/mẹ kế để lại?

Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách bài viết sau đây về vấn đề liệu con riêng có được hưởng thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế không?

 

1. Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015;

  • Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/09/2019 của Tòa án nhân dân tối cao (“Công văn 212/TANDTC-PC”)

2. Nội dung:

a. Thừa kế theo di chúc

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Với mục đích đề cao sự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình, pháp luật hoàn toàn cho phép cha dượng/mẹ kế quyền chỉ định con riêng trở thành người thừa kế và được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế của mình và được thể hiện trong nội dung của di chúc.

Trường hợp cha dượng/mẹ kế không thể hiên việc chỉ định con riêng là người thừa kế thì con không được quyền hưởng di sản thừa kế.

b. Thừa kế theo pháp luật

Theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Theo đó, dù cha/mẹ ruột kết hôn, con riêng không đương nhiên chở thành con đẻ/con nuôi của người cha dượng/mẹ kế còn lại. Về nguyên tắc, con riêng không thuộc hàng thừa kế của bố dượng, mẹ kế. 

Tuy nhiên, Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 lại đưa ra một trường hợp ngoại lệ như sau:

Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Ngoài ra, Mục III.8 của Công văn 212/TANDTC-PC cũng đưa ra hướng dẫn tương ứng như sau:

"8. Trường hợp con riêng và bố dượng, mẹ kế không sống chung, nhưng vẫn đi lại thăm nom và chi trả tiền để người khác nuôi dưỡng, chăm sóc người kia (ví dụ: trả chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc cho trại trẻ mồ côi, trại dưỡng lão) thì có được coi là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con để được hưởng thừa kế di sản của nhau theo quy định tại Điều 654 của Bộ luật Dân sự hay không?

Việc xác định có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con thì cần căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Điều 69, 70, 71, 72), trong đó, phải đánh giá một cách toàn diện các yếu tố như: bố dượng, mẹ kế hàng tháng có trả tiền nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm lo đến việc học tập, giáo dục con, thương yêu con... hoặc nếu bố dượng, mẹ kế không đủ điều kiện sinh sống ở mức độ trung bình ở địa phương thì con riêng đã chu cấp tiền nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng... Đồng thời, mức độ quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau trên thực tế như cha con, mẹ con phải đảm bảo được cuộc sống của họ."

Do vậy, căn cứ quy định nêu trên thì con riêng, bố dượng/mẹ kế chỉ cần có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau trên thực tế như cha, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau, không bắt buộc những người này phải sống chung.

Theo đó, nếu con riêng và “bố dượng/mẹ kế” có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau. Con riêng muốn thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế sẽ phải chứng minh được mình đã thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế. Ngược lại, bố dượng, mẹ kế muốn thừa kế di sản của con riêng cũng sẽ phải chứng minh được đã chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng.

Trên đây là bài viết về vấn đề đề liệu con riêng có được hưởng thừa kế di sản của bố dượng, mẹ kế. Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp lý cho cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp tài sản… theo quy định của pháp luật. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh 

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: info@htlegalvn.com      Hotline: 0961614040 - 0922224040 – 0945174040

Tú Nguyễn
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục