ỦY QUYỀN TRONG NỘI BỘ, QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

09/09/2023 - 1511 lượt xem

Mọi giao dịch của doanh nghiệp phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người đại diện theo pháp luật không có mặt ở Việt Nam, không thể trực tiếp thức hiện công việc hoặc khối lượng văn bản cần chữ ký là quá nhiều, người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền trong nội bộ nhằm giải quyết công việc.

I. Cơ sở pháp lý:

1. Bộ luật Dân sự năm 2015;

2. Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2022 (Sau đây gọi tắt là “Luật Doanh nghiệp năm 2020”);

II. Nội dung:

1. Lý do cần có ủy quyền trong nội bộ doanh nghiệp:

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020, mọi giao dịch của doanh nghiệp phải thông qua người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người đại diện theo pháp luật không có mặt ở Việt Nam, không thể trực tiếp  hiện công việc hoặc khối lượng văn bản cần chữ ký là quá nhiều, người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền trong nội bộ nhằm giải quyết công việc.

Trường hợp bắt buộc phải ủy quyền theo khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp năm 2020 là tất cả người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có mặt tại Việt Nam. Người này bắt buộc phải ủy quyền cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp

2. Định nghĩa và phân loại ủy quyền trong nội bộ doanh nghiệp

Ủy quyền trong nội bộ doanh nghiệp có thể chia làm hai loại:

- Ủy quyền theo vụ việc: ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân thay mặt công ty thực hiện công việc trong một vụ việc cụ thể. Ví dụ: thực hiện thủ tục hành chính.

- Ủy quyền trong hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp: Hoạt động này dựa trên căn cứ quyết định quản trị nội bộ hoặc thông qua quy chế hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ: phó giám đốc thực hiện một công việc thuộc lĩnh vực cụ thể trong khoảng thời gian xác định được giám đốc ủy quyền theo quy chế làm việc của ban giám đốc.

3. Những lưu ý khi soạn văn bản ủy quyền trong nội bộ doanh nghiệp

- Chủ thể ủy quyền:

- Bên ủy quyền: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Bên nhận ủy quyền: Cá nhân hoặc pháp nhân (ví dụ: công ty luật, công ty dịch vụ hải quan). Đối với ủy quyền trong hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp, cá nhân nên là người có chức vụ phù hợp với nội dung ủy quyền.

- Nội dung ủy quyền: Đây là nội dung vô cùng quan trọng trong văn bản ủy quyền, nhằm xác định thẩm quyền của bên nhận ủy quyền nên doanh nghiệp phải soạn thảo cần soạn thảo kỹ lưỡng và chi tiết.

- Trong trường hợp ủy quyền theo công việc: Doanh nghiệp phải nêu được nội dung công việc, đối tượng cần làm việc.

- Trong trường hợp ủy quyền trong hoạt động thường xuyên: Thông thường trong trường hợp này, cá nhân được ủy quyền có chức danh quản lý và nắm một phần công việc nhất định. Do đó, doanh nghiệp cần phân tách được phạm vi công việc của cá nhân này trong nội bộ doanh nghiệp để tránh bị trùng với nội dung ủy quyền của các cá nhân khác hoặc giao thẩm quyền vượt quá khả năng.

Một số nội dung khác cần xác định là bên nhận ủy quyền có quyền được ủy quyền lại cho cá nhân khác hay không. Điều này được hiểu là bên nhận ủy quyền có thể không phải là cá nhân trực tiếp thực hiện công việc. Doanh nghiệp có thể khó kiểm soát công việc. Để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp có thể giới hạn nội dung ủy quyền nào được phép ủy quyền lại.

Thời gian ủy quyền: Có thể đặt giới hạn về thời gian ủy quyền, ví dụ:

- Uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày DD/MM/YYYY cho đến khi Bên nhận ủy quyền hoàn thành công việc

- Uỷ quyền này có hiệu lực kể từ ngày DD/MM/YYYY cho đến khi có văn bản chấm dứt hoặc văn bản khác thay thế

Hình thức văn bản: Được lập thành văn bản, có con dấu của doanh nghiệp (nếu có) tại bên ủy quyền và đầy đủ chữ ký của các bên.

4. Trách nhiệm pháp lý của người đại diện theo pháp luật đối với ủy quyền nội bộ doanh nghiệp:

Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.” Do đó, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của bên nhận ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp giao dịch mà bên nhận ủy quyền xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện vẫn làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện là:

- Người đại diện theo pháp luật đã công nhận giao dịch;

- Người đại diện theo pháp luật biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

- Người đại diện theo pháp luật có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN là Công ty Luật định hướng chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển an toàn trong thời đại kinh tế thị trường. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và giải quyết vấn đề của bạn:

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com Hotline: 0961614040 – 0922224040

Nhu Quynh
Theo HT Legal VN

Cùng chuyên mục