Tại sao bên vay và bên thế chấp cần Luật sư bảo vệ?

10/10/2020 - 1741 lượt xem

Công ty Luật HT LEGAL VN phân tích vấn đề trong phạm vi khoản vay của khách hàng tại Ngân hàng, theo đó trong một vụ tranh chấp, mối tương quan pháp lý và thực tế giữa các Tổ chức tín dụng với bên vay/ bên thế chấp thì rõ ràng lộ rõ các vấn đề sau:

1. Ngân hàng thường rất mạnh và Bên vay/bên thế chấp luôn là bên yếu thế:

Ngân hàng là "ông lớn", người tạo ra sân chơi và luật chơi (trên cơ sở pháp luật) về:

+  Điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn, định giá tài sản và thế chấp.

+  Hồ sơ/ tài liệu theo biểu mẫu của các Ngân hàng và thường không có yếu tố thoả thuận ở đây (nếu khách hàng có đề nghị thay đổi câu chữ).

+  Ngân hàng quy định lãi suất, biên độ tăng giảm lãi suất, phí phạt trả nợ ….

+  Ngoài ra với hệ thống đầy đủ các quy định về xử lý nợ, miễn giảm lãi, xử lý rủi ro … đặt cạnh một hệ thống đầy đủ nhân lực, ban bệ và tiềm lực tài chính mạnh => luôn đặt bên vay/bên thế chấp vào một cuộc chiến không cân sức (nếu phát sinh tranh chấp).

Ngân hàng thường là bên chủ động trong mối quan hệ tranh chấp với khách hàng:

+  Phát xuất từ quy định chặt chẽ của pháp luật về việc cho vay nên thường cơ sở pháp lý của ngân hàng luôn vững chắc khi phát sinh tranh chấp. Ngân hàng lại luôn là bên chủ động làm việc với bên vay/ bên thế chấp và các bên có liên quan để thực hiện các biện pháp thu nợ.

+  Thông thường, Ngân hàng là nguyên đơn nên việc chuẩn bị chứng cứ luôn chủ động và rất ổn, giúp họ xử lý vụ việc nhanh chóng và có lợi hơn so với phía còn lại.

+  Ngân hàng có lợi thế hơn khi có khả năng nắm được điểm yếu về nhân thân, gia đình, tài chính và vấn đề khác của khách hàng vay và bên thế chấp, nếu biết tận dụng thì đó là một thứ vũ khí rất sắc bén để đe doạ, đôn đốc con nợ, việc nắm lợi thế về giá trị thực tế và giá có khả năng xử lý ngay đối với tài sản bảo đảm cũng là một ưu thế quá cao trong tương quan thương lượng với khách hàng.

Xét về tâm lý, Ngân hàng thường là người chiến thắng khi tâm lý chiến, thường là người dẫn dắt cuộc chơi và kết thúc nó theo cách có lợi nhất cho mình.

Xét tính thiệt hơn, đấu với Ngân hàng về lâu dài thì thường phía còn lại luôn thua thiệt và luôn bất lợi xét trên cả cơ sở pháp lý và thực tiễn, đối đầu với Ngân hàng luôn là bất lợi vì tiềm lực tài chính, mất thời gian, vấn đề cơ sở pháp lý, giá trị tài sản, lãi mẹ đẻ lãi con … hàng loạt vấn đề khiến chúng ta phải dè dặt và tính toán.

2. Ngân hàng thường mạnh nhưng không phải không có điểm yếu:

Xét về quy định pháp luật và chính sách nhà nước thì Ngân hàng có nghĩa vụ, trách nhiệm tuân thủ đúng quy định về cho vay và mang áp lực nhanh chóng xử lý nợ quá hạn.

Ngân hàng bị áp lực về mặt thời gian, về việc cân đối tỷ lệ nợ xấu và dư nợ cho vay, về việc phát sinh tranh chấp và tính ổn định của hoạt động cho vay.

Ngân hàng cũng có điểm yếu trong yếu tố nhân sự, rủi ro hoạt động và các tiêu cực đi kèm, phân tích rõ hơn là các hoạt động tiêu cực trong việc cho vay (nếu có), định giá tài sản, tiêu cực trong hoạt động quản lý khoản vay và xử lý nợ khoản nợ quá hạn.

Ngân hàng mặt dù nắm được ưu thế chủ động trong quan hệ tranh chấp với khách hàng nhưng cách thức, phương án xử lý và giải quyết vấn đề không phải lúc nào cũng hiệu quả, đồng đều. Điều này phụ thuộc theo chính sách xử lý, quan điểm giải quyết của lãnh đạo và cả năng lực, kiến thức và kỹ năng của các bộ phận trực tiếp xử lý.

Ngân hàng nằm ở cơ trên, hệ thống quản lý quá lớn nên thường khó xác định được điểm yếu của mình, khó nhận ra các tiêu cực, yếu tố bất lợi của mình trong từng vụ tranh chấp nên khi bên vay/ bên thế chấp nắm được nó thì đó lại thành một vũ khí đầy quyền năng.

Xét ở góc độ thực tế, khách hàng xử lý, giải quyết 1 vụ việc (hoặc vài vụ việc), ở một chừng mực nào đó, nếu biết cách khai thác thì vẫn rất chủ động, xử lý nhanh chóng và linh hoạt hơn phía Ngân hàng áp lực nhiều thứ với bộ máy cồng kềnh và hàng loạt chỉ tiêu chéo nhau đè nặng.

Điều này cho thấy rằng mạnh – yếu, chủ động – bị động sẽ phụ thuộc vào bên nào nhanh nhạy, linh hoạt và biết cách nắm lấy thời cơ để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3. Vai trò của Luật sư trong tranh cấp HĐTD và HĐTC?

Trước hết phải khẳng định Luật sư ở đây là nói đến các Luật sư chuyên về xử lý nợ xấu hoặc các Công ty Luật chuyên nghiệp, có thế mạnh đặc thù như Công ty Luật HT Legal VN. Các hoạt động tư vấn và triển khai dịch vụ pháp lý của các đơn vị/cá nhân không chuyên sẽ không đem lại hiệu quả cao mà ngược lại tính bất lợi rất lớn.

Yếu tố thời gian, giá trị tài sản, nắm điểm yếu điểm mạnh, quyết định đưa ra phương án nhanh chóng, chính xác là tiên quyết trong thương lượng các vụ việc này.

Với năng lực, kiến thức và trải nghiệm thực tế của HT Legal VN, chúng tôi thực hiện:

+  Xem xét, đánh giá toàn bộ hồ sơ, tài liệu và phân tích điểm mạnh yếu của khách hàng. Từ đó, đưa ra hướng đi phù hợp cho vấn đề pháp lý của khách hàng.

+  Xác định hướng giải quyết và tư vấn cho khách hàng tất cả các quy định pháp luật liên quan, quyền của khách hàng theo luật định, những biện pháp, giải pháp sẽ thực hiện tuỳ từng vụ việc, từng tình huống.

+  Vận dụng quy định pháp luật để hướng dẫn và chuẩn bị các chứng cứ, hồ sơ tài liệu có lợi.

+  Ra thông báo, văn bản để mời Ngân hàng đến làm việc, đưa ra các tình huống, ý kiến để thương lượng và thoả thuận. Ngoài ra, đưa ra các đề xuất để biến sự bị động thành chủ động.

+  Trực tiếp đại diện khách hàng làm việc với Ngân hàng và các bên có liên quan để chủ động khiếu nại, khởi kiện hoặc đề xuất theo hướng có lợi cho khách hàng.

+  Đưa ra giải pháp hiệu quả và kịp thời nhằm ngăn chặn và đáp trả hành vi có hướng đe doạ trái pháp luật, gây áp lực hoặc tiến hành thu giữ, xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng.

+  Đại diện khách hàng làm việc với Ngân hàng, các tổ chức/cá nhân có liên quan đến quá trình thu giữ, giao nhận tài sản bảo đảm, phát mại tài sản bảo đảm, định giá, đấu giá ... nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

+  Đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài theo quy định pháp luật

+  Đại diện tham gia giải quyết giai đoạn thi hành án và xử lý tất cả các tình huống phát sinh tại giai đoạn này.

Với sự chuyên nghiệp của mình, bên cạnh giải pháp pháp lý thì giải pháp tài chính và giải pháp quản trị rủi ro của HT Legal VN góp phần xử lý dứt điểm vấn đề vì suy cho cùng, Ngân hàng muốn thu hồi tiền nợ, còn khách hàng thì muốn trả nợ và việc rao bán tài sản, chuyển nhượng tài sản hoặc huy động tiền là đích đến cuối cùng. Quan trọng là thoả thuận hoặc đấu tranh để tính toán thiệt hơn trong mối quan hệ tranh chấp này như thế nào thôi.

Cuối cùng, với phạm vi bài viết ngắn gọn này, HT Legal VN hướng đến sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề pháp lý của khách hàng, với các Luật sư cộng sự, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý rủi ro, quản lý và xử lý nợ , tài chính, ngân hàng, HT Legal VN đưa ra giải pháp xử lý nợ chuyên nghiệp, linh hoạt, hiệu quả và mong muốn có cơ hội đồng hành cùng Quý khách hàng.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của HT Legal VN

Hotline: 09 6161 4040 - 09 0161 4040               Website: www.htlegalvn.com

HT LEGAL VN
Theo Bài viết thể hiện quan riêng của HT Legal VN