ĐÁNH ĐỔI CỦA SINH VIÊN LUẬT (CÔNG TY LUẬT UY TÍN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TÂN BÌNH TP. HỒ CHÍ MINH)

13/05/2023 - 1667 lượt xem

Như một thói quen, lang thang trên internet Luật sư HT tìm khái niệm của sự đánh đổi, như bao bạn sinh viên khác mình ngộ ra thế giới internet thật rộng lớn, biết bao nhiêu điều để đọc, để quan tâm và tìm tòi. Một khái niệm về “sự đánh đổi” thôi mà có biết bao nhiêu người định nghĩa, vấn đề là phải biết chọn một khái niệm nào thật là đúng đắn nhất, uy tín nhất nhưng thật khó các bạn ạ, làm sao xác định được một người đánh giá uy tín nhất trên internet?

Như một thói quen, lang thang trên internet Luật sư HT tìm khái niệm của sự đánh đổi, như bao bạn sinh viên khác mình ngộ ra thế giới internet thật rộng lớn, biết bao nhiêu điều để đọc, để quan tâm và tìm tòi. Một khái niệm về “sự đánh đổi” thôi mà có biết bao nhiêu người định nghĩa, vấn đề là phải biết chọn một khái niệm nào thật là đúng đắn nhất, uy tín nhất nhưng thật khó các bạn ạ, làm sao xác định được một người đánh giá uy tín nhất trên internet?

Thôi đành chụp một khái niệm cơ bản trên trang: https://vi.wikipedia.org/wiki, nội dung nó như sau:

Sự đánh đổi (Trade-off) là một khái niệm dùng để nói lên sự lựa chọn cho một quyết định nào đó; đó là việc các doanh nghiệp, hộ gia đình, chính phủ, tổ chức xã hội hoặc bất cứ một cá nhân nào trong xã hội cân nhắc việc bỏ ra một nguồn lực nào đó (tiền, chi phí, tài sản, thời gian hay bất cứ thứ gì mà mình có) để thu được một nguồn lực khác mà mình mong muốn. Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác. Sự lựa chọn quyết định đó được đưa ra dựa trên sự nhận thức rõ ích lợi và cái mà phải mất giữa các phương án lựa chọn. Về mặt kinh tế học, thì sự lựa chọn này có liên quan hữu cơ đến thuật ngữ Chi phí cơ hội.

Ví dụ về sự đánh đổi về mặt kinh tế là: quyết định của một cá nhân nào đó trong việc chi tiêu hoặc tiết kiệm. Một ví dụ khác, đó là sử dụng thời gian; khi sử dụng một khoảng thời gian làm một việc gì đó, thì anh ta sẽ không thể làm được việc khác nào nữa. Do đó, sự đánh đổi ở đây chính là việc anh ta đánh đổi khoảng thời gian không thoải mái khi làm việc, nghe giáo sư giảng bài,… để đổi lấy một thời gian thoải mái nghỉ ngơi, thưởng thức,…”

Bạn đọc hiểu khái niệm này đúng không?

Với am hiểu của một sinh viên luật, chắc là bạn khó hình dung hơn một chút về nhiều khái niệm như chi phí cơ hội, kinh tế học hay vấn đề về chi tiêu và tiết kiệm … vốn của những người trưởng thành. Nhưng hiện tại, có lẽ sinh viên luật hoàn toàn dễ tiếp cận và quan tâm hơn đến việc đi làm thêm: chạy grab, đi làm phục vụ cafe, quán trà sữa, thiết kế về truyền thông cơ bản, viết nội dung quảng cáo, …và các bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền nhằm phục vụ nhu cầu cơ bản cho sinh hoạt, học tập hoặc là cho cá nhân mình. Dĩ nhiên, đánh đổi là mất thời gian, công sức và ảnh hưởng đến việc học tập, học hỏi kỹ năng liên quan đến chuyên ngành.

Cuộc sống là chuỗi những ngày dài đánh đổi các bạn ạ.

Khi chúng ta là sinh viên luật hoặc mới ra trường thì chúng ta có tuổi trẻ, sức khỏe, nhiệt huyết và sự ngây thơ nhưng đổi lại chúng ta thiếu kinh nghiệm sống, kỹ năng và sự từng trải trong nghề. Khi chúng ta “có tuổi” thì có sự từng trải, có tuổi nghề nhưng đổi lại là bận rộn, áp lực và khả năng học hỏi ngày càng chậm lại, chưa kể phải lo lắng nhiều thứ, không chỉ những thứ ăn, chơi, nghỉ ngơi hoặc lo toan cơ bản như thời sinh viên nữa mà là vấn đề định hướng, thăng tiến, vợ/chồng, con cái, nhà cửa và vô vàng áp lực khác.

Như một cánh chim bay trước, có lúc mệt mỏi, có lúc “thăng hoa” nhưng đã thấm hiểu quy luật đánh đổi, Luật sư HT dành cho các bạn sinh viên luật đôi lời khuyên:

- Chúng ta phải đối mặt bộ ba của sự đánh đổi thường được nhắc đến là: thời gian, tiền bạc và chất lượng (theo Luật sư HT đây là chi phí cơ hội, cơ hội học hỏi, cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến, cơ hội thành công …) nên nếu phải chọn lựa, thường chúng ta chỉ có thể có được 01 hoặc 02 trong 03 yêu cầu trên.

- Chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng hoàn cảnh của bản thân, gia đình, nhìn xa ra một chút để định hướng con đường mình đi, trong đó chi phí, thời gian và công sức mình phải bỏ ra nhằm đạt được nhanh nhất điều mình định hướng.

- Nghề luật muốn giỏi cần một điều rất cơ bản là làm nhiều, động chạm nhiều nhưng để được giỏi như vậy thì bạn biết rằng mình phải đánh đổi nhiều thứ như trên, tất nhiên Luật sư càng già càng cay là vậy! sự hy sinh, lao nhọc, học hỏi và cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng cho thành công sau này.

- Về mặt thực tế, sinh viên luật thực sự muốn học nghiệp vụ, học kỹ năng thì bạn phải đánh đổi bằng chi phí (trả tiền) hoặc công sức (tranh thủ thời gian để đi thực tập, học thực tế tại Công ty luật/Văn phòng luật sư hoặc tổ chức/doanh nghiệp khác …), ngoài ra còn phải có thái độ chuyên nghiệp trong việc học và thực hành nghề luật.

- Về mặt thực tế, sinh viên luật vừa muốn kiếm tiền để lo sinh hoạt, lo tranh thủ “đời sinh viên” hoặc nhu cầu khác, vừa muốn được học kỹ năng, nghiệp vụ thì cực kỳ khó và hầu như bất khả thi vì quy luật là phải đánh đổi mà.

- Về mặt tư duy, sinh viên luật cần điều chỉnh thái độ, tầm nhìn trong việc học kỹ năng và nghiệp vụ thực tế, các bạn lưu ý rằng hiện nay không ai “dọn sẵn cơm cho các bạn ăn” hoặc không ai viết sẵn các điều bạn cần trên internet, google để cho các bạn gõ, tìm kiếm rồi để copy hay để tổng hợp … mà giá trị nó sẽ nằm ở khối óc và tư duy của bạn, bạn phải “động não”, phải vất vả nghiên cứu, tìm tòi và không ngừng tư duy thì mới tạo ra được thứ sản phẩm có giá trị, đáp ứng được yêu cầu.

- Về mặt tư duy, sinh viên luật còn phải học hỏi nhiều về kỹ năng kinh doanh, marketing và tư duy chủ động để không phải bị động trong guồng quay của xã hội hiện nay, tư duy ngồi chờ khách hàng nay đã xưa rồi, nếu bạn chậm chạp, bị động thì dù làm thuê hay làm chủ, bạn sẽ bị đào thải theo quy luật mà thôi.

- Về chiến lược, sinh viên luật phải trau dồi ngoại ngữ để tìm tòi những cái mới của thế giới, để giao thiệp và để cạnh tranh với quốc tế, không có ngoại ngữ trong tình hình hiện nay thì chúng ta sẽ bị tụt hậu và khó thành công trong bất kỳ nghề gì chứ không chỉ nghề luật.

Luật sư HT may mắn được làm việc, tiếp xúc nhiều bạn trẻ, phần nào nhìn thấy được điểm mạnh của các bạn sinh viên luật hiện nay và thật sự chân thành mong muốn các bạn cải thiện những khuyết điểm để phát triển hơn, thành công hơn nữa trong tương lai.

Khi mỗi người chúng ta giỏi nghiệp vụ, đạo đức tốt và uy tín cao. Nghề nghiệp luật sư, nghề pháp lý tại đất nước sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực, ai cũng sẽ thượng tôn pháp luật, chăm chỉ làm ăn, xây dựng hạnh phúc cùng nhau và xã hội đó thật sự tốt đẹp phải không các bạn.

CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN

VP1: 37/12 hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Cạnh UBND phường 22).

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Email: info@htlegalvn.com       Hotline: 09 6161 4040 - 09 0161 4040

An Huy
Theo HT Legal VN